Tâm tình tôn giáo

0
334
Giáo lý dự tòng: tâm tình tôn giáo.

Nghe audio bài giảng đi kèm. Xin lưu ý: nội dung audio không thể thay thế cho những giờ học thực tế của Anh/Chị trên lớp.

TÂM TÌNH TÔN GIÁO

Từ ngàn xưa, người Việt Nam chúng ta đã tin có Trời, có Thượng Đế, có Đấng Tạo Hóa dựng nên muôn loài, muôn vật hữu hình và vô hình. Chúng ta biết Trời không thiên vị, Trời rất công bằng, thương người lành phạt kẻ dữ (Hoàng Thiên chí công vô tư, Hoàng Thiên bất phụ hảo nhân tâm. Nghĩa là: Trời rất công bằng, Trời không phụ người có lòng tốt). Chúng ta biết rằng: thuận với Trời thì được sống, nghịch với Trời thì chết (Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong).

Rất nhiều người Việt Nam chúng ta nhận biết Trời qua muôn loài muôn vật, qua cảnh sắc thiên nhiên, qua các hiện tượng trong vũ trụ. Tục ngữ có câu: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”; và người ta thường nói “Không có Trời, không ai ở với ai được …”. Thực ra, mỗi người có thể hiểu những câu ấy mỗi cách khác nhau, nhưng tất cả đồng ý về một điểm: Có Trời, Trời ở trên hết, Trời rất đáng kính tôn, Trời có mắt. Do đó, những khi gặp nguy hiểm, khốn cùng, người ta kêu TRỜI như một tiếng than vãn, cầu khẩn.

Thế rồi, từ tâm tình “Tin có Trời”, nhiều người đi đến việc “thờ Trời”. Ở miền Nam Việt Nam, có rất nhiều gia đình lập bàn thờ ông Thiên, tức là bàn thờ Trời.
Như thế cũng ứng hợp với tư tưởng của Kinh Dịch, bộ sách hàng đầu của Á Đông. Kinh Dịch có câu: Quân tử thờ Trời (Quân tử sự Thiên).

Hội thánh Công giáo không phủ nhận những điều chân thật và quí giá trong niềm tin dân gian, trong các Tôn giáo. Hội Thánh thành tâm tôn trọng giới răn và giáo lý của các tôn giáo, tôn trọng những lối sống và hành động chân chính của mỗi người.

Công đồng Vatican II dạy: “Do bản tính tự nhiên thúc đẩy, cũng như do bổn phận luân lý đòi buộc, con người phải tìm kiếm chân lý, nhất là chân lý liên quan đến tôn giáo. Họ cũng phải tuân theo chân lý đã nhận biết, và hướng dẫn toàn thể đời sống mình theo những đòi hỏi của chân lý… Tuy nhiên, phải tìm kiếm chân lý theo cách thế xứng hợp với phẩm giá và bản tính xã hội của con người, tức là bằng việc tự do tìm kiếm, bằng giảng dạy hay giáo huấn, bằng trao đổi và đối thoại. Nhờ đó, con người tỏ cho nhau biết chân lý mà mình tìm được hay nghĩ là đã tìm được, hầu giúp đỡ nhau trong việc tìm kiếm chân lý. Một khi đã tìm thấy chân lý, mỗi người phải tự mình xác nhận và vững mạnh tin theo” (Tuyên ngôn Tự do tôn giáo số 2 và 3).

Vì thế, Hội thánh Công giáo hằng kiên trì rao giảng các xác tín tôn giáo của mình, mà trọng tâm là Chúa Kitô, Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Cũng chính trong Chúa Kitô, loài người mới tìm thấy sự thỏa mãn cho khát vọng tâm linh của mình.

Những trang sau đây có mục đích giới thiệu các chân lý căn bản của Đạo Công giáo và thành tâm kính mời bạn vào sống chung với chúng tôi trong đại gia đình Hội Thánh Chúa Kitô.


“Lòng con luôn khắc khoải cho tới khi tâm hồn được an nghỉ trong Chúa”. (Thánh Augustino)


MỤC LỤC
Tâm tình Tôn giáo.
Phần mở đầu
Bài 1: Loài người tìm kiếm Thiên Chúa.
Bài 2: Thiên Chúa nói với loài người.
Bài 3: Đón nhận Lời Chúa.
Phần 1: THIÊN CHÚA – ĐÁNG TẠO HÓA
Bài 4: Thiên Chúa dựng nên trời đất muôn vật và loài người.
Bài 5: Loài người sa ngã – Tội – Lời hứa cứu độ.
Bài 6: Thiên Chúa chọn các Tổ phụ và thành lập dân riêng.
Bài 7: Thiên Chúa thiết lập giao ước và ban lề luật.
Bài 8: Thiên Chúa chọn gọi các Ngôn sứ.
Bài 9: Chúa Giêsu sinh ra.
Phần 2: CHÚA GIÊSU – ĐẤNG CỨU THẾ
Bài 10: Chúa Giêsu sống ẩn dật.
Bài 11: Chúa Giêsu rao giảng nước Thiên Chúa.
Bài 12: Chúa Giêsu dạy ta về Chúa Ba Ngôi.
Bài 13: Tôn thờ Thiên Chúa.
Bài 14: Tin – Cậy – Mến – Thờ phượng.
Bài 15: Sống hiếu thảo.
Bài 16: Tôn trọng sự sống – sống trong sạch.
Bài 17: Sống công bình, sống theo sự thật.
Bài 18: Tinh thần mới trong luật cũ.
Bài 19: Chúa Giêsu chịu chết và sống lại.
Phần 3: CHÚA THÁNH THẦN – ĐÁNG THÁNH HÓA
Bài 20: Chúa Giêsu ban Chúa Thánh Thần cho Hội Thánh.
Bài 21: Chúa Thánh Thần – Hồn sống của Hội Thánh.
Bài 22: Mầu nhiệm Hội Thánh.
Bài 23: Các đặc tính của Hội thánh Công giáo.
Bài 24: Các chức vụ của Hội Thánh.
Bài 25: Đức Maria trong mầu nhiệm Hội Thánh.
Bài 26: Năm Phụng vụ.
Bài 27: Ơn Chúa và Bí tích.
Bài 28: Bí tích Rửa tội.
Bài 29: Bí tích Thêm sức.
Bài 30: Bí tích Thánh Thể.
Bài 31: Thánh lễ.
Bài đọc thêm: Nghi thức gia nhập Kitô giáo.
Bài 32: Bí tích Giải tội.
Bài 33: Bí tích Xức dầu bệnh nhân.
Bài 34: Bí tích Truyền chức Thánh.
Bài 35: Bí tích Hôn phối.
Phần kết
Bài 36: Tứ chung.
Bài 37: Trời mới, Đất mới.
Lời Cha chung Giáo phận.
Những kinh cần thuộc.


Cách lần chuỗi hạt mân côi, đọc kinh mân côi

ĐỂ LẠI PHẢN HỒI